Hỗ trợ và kháng cự trong phân tích kỹ thuật

Hỗ trợ và kháng cự là gì?
Hỗ trợ và kháng cự – hai thuật ngữ được nhắc đến nhiều và dễ gặp nhất trong phân tích kỹ thuật. Nhưng bạn đã hiểu đúng về hai thuật ngữ này, biết những cách để xác định hỗ trợ và kháng cự từ đó sử dụng nó hiệu quả. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng làm rõ nhé.
Giống như đánh của quả tennis vào tường nó sẽ nảy lại nhưng nếu bắn vào đó một phát đại bác bức tường có thể bị xuyên qua. Đây chính là ví dụ tốt để hình dung về hỗ trợ và kháng cự. Chất lượng của bức tường và sức mạnh của chuyển động sẽ quyết định hỗ trợ kháng cự đó sẽ đứng vững hay bị phá vỡ. Hiểu rõ về hỗ trợ và kháng cự là căn bản để hiểu về xu hướng của giá. Vậy hỗ trợ và kháng cự là gì? Hỗ trợ là một mức giá hoặc vùng giá mà khi đó bên mua đủ mạnh để ngắt mạch hoặc làm đảo chiều quá trình giảm giá. Và ngược lại thì kháng cự là một mức giá hoặc vùng giá ở đó bên bán đủ mạnh để ngắt mạch hoặc làm đảo chiều quá trình tăng giá.
Có những loại hỗ trợ kháng cự nào?
Hỗ trợ và kháng cự có thể được sinh ra bằng nhiều cách khác nhau nhưng tôi tạm chia thành hai cách cách tự động và cách thủ công.
Hỗ trợ kháng cự có thể tự động sinh ra bằng cách sử dụng chỉ báo hay indicator. Ví dụ về những tín hiệu tự động này là những vùng tỷ lệ của fibonacci, những vùng mây của hệ thống ichimoku hay đơn giản chỉ là một đường chuyển động trung bình 20 ngày cũng có thể sử dụng làm những hỗ trợ kháng cự tiềm năng.
Cách thứ 2 để xác định hỗ trợ kháng cự là tự vẽ thủ công. Bạn kẻ những đường liên kết hai hay nhiều đáy hoặc hai hay nhiều đỉnh. Bằng cách này bạn cũng sẽ tạo ra 2 loại hỗ trợ kháng cự đường chéo và hỗ trợ kháng cự nằm ngang. Theo kinh nghiệm của tôi, thị trường ít khi nhớ những đường chéo nên ý tưởng về những hỗ trợ và các cự nằm ngang sẽ hiệu quả hơn và ta sẽ đi sâu vào tìm hiểu trong bài viết này.
Tâm lý đằng sau hỗ trợ và kháng cự
Trí nhớ nỗi đau và sự tiếc nuối. Trí nhớ của chúng ta về những lần đảo chiều trước đây thúc đẩy chúng ta mua bán tại những vùng hỗ trợ hoặc kháng cự. Khi mua bán theo số đông tạo nên hỗ trợ và kháng cự. Nếu cổ phiếu VCB cứ rơi về vùng giá 93 lại bật lên bạn sẽ muốn mua nó ở mức giá 93 trong lần điều chỉnh tiếp theo. Nếu thị trường cứ chạm mốc 1.500 lại điều chỉnh bạn sẽ muốn bán cổ phiếu ở mức 1.500 điểm trong lần tăng giá sắp tới đây. Người ta nhớ đến mức hỗ trợ kháng cự lâu hơn và rõ hơn bởi vì những tổn thương và tiếc nuối. Người bán cổ phiếu đúng giá 93 rồi giá bật lên. Người mua cổ phiếu tại vùng đỉnh của thị trường rồi thị trường lại điều chỉnh giảm đó là nỗi đau. Còn những người đang ngắm sẵn cổ phiếu điều chỉnh nhưng lại không dám mua bởi vì lý do A, lý do B, lý do C . Người có lãi nhưng chưa kịp chốt lời bởi kỳ vọng lớn hơn đó chính là sự tiếc nuối khi giá nỗ lực vượt qua những vùng kháng cự và thành công nó biến vùng kháng cự đó trở thành vùng hỗ trợ sau này giống như bạn vừa bước lên một nấc thang mới. Giá vượt qua những vùng kháng cự mạnh thì chúng ta sẽ có một vùng hỗ trợ mạnh được sinh ra nó sẽ làm vùng mua lý tưởng thì giá điều chỉnh điều tương tự cũng xảy ra đối với vùng hỗ trợ khi chuyển thành vùng kháng cự khi giá xuyên xuống dưới. Thế nào để xác định là hỗ trợ là hỗ trợ yếu, kháng cự là kháng cự mạnh.
Sức mạnh của hỗ trợ và kháng cự
Sức mạnh của vùng hỗ trợ và kháng cự giống như một bức tường phụ thuộc vào chiều dài, chiều cao và bề dày của nó. Chiều dài ở đây là thời gian giá chạm vào nó càng nhiều thì sức mạnh sẽ càng lớn. Một vùng hỗ trợ diễn ra trong vòng 1 tháng chắc chắn sẽ khó quá vỡ hơn những đáy hỗ trợ trong vòng 2 tuần. Tuy nhiên nếu hỗ trợ hình thành quá lâu chúng sẽ yếu đi. Lý do là những người có nỗi đau và tiếc nuối tại những vùng giá đó đã nguôi ngoai thậm chí đã rời bỏ thị trường, những người mới thì chưa hề có chút cảm xúc nào ở mức hỗ trợ, kháng cự đó. Ở mỗi lần va chạm vào vùng hỗ trợ sức mạnh của nó sẽ tăng lên khi mọi người thấy giá bị đẩy ngược lại tại một mức họ sẽ lại tiếp tục đặt cược vào điểm đó ở lần tiếp theo.
Chiều cao của bức tường chính là mức biến động giá. Mức biến động giá của vùng hỗ trợ và kháng cự càng lớn thì nó càng mạnh. Chiều cao của một vùng tắc nghẽn chỉ bằng một phần trăm giá trị thị trường thì chỉ tạo ra một vùng hỗ trợ hoặc kháng cự nhỏ nhưng nếu cũng tắc nghẽn có chiều cao năm phần trăm hoặc lớn hơn sẽ tạo ra những hỗ trợ và kháng cự khác biệt.
Bề dày của bức tường chính là khối lượng giao dịch trong vùng hỗ trợ kháng cự. Khối lượng giao dịch càng lớn thì vùng hỗ trợ kháng cự càng mạnh. Khối lượng giao dịch cao cho thấy nhiều nhà giao dịch tham gia tại vùng giá đó. Đồng nghĩa với cảm xúc sẽ mạnh hơn.
Giao dịch với vùng hỗ trợ và kháng cự
- Tránh mua tại vùng kháng cự và bán hay bán khống tại các vùng hỗ trợ.
Ở vùng kháng cự là vùng mà giá xác suất điều chỉnh lớn hơn vì thế mua tại vùng kháng cự thực sự là một lỗi không đáng mắc phải. Hãy mở rộng đồ thị cả những hỗ trợ kháng cự chạy qua những vùng giá dừng lại nhiều nhất và luôn luôn kiểm tra lại trước khi mở một vị thế mới để tránh sai lầm này.
- Hãy quan tâm đến xu hướng.
Quan điểm của tôi là chúng ta nên giao dịch theo xu hướng những vùng hỗ trợ trong một xu hướng tăng sẽ mạnh hơn và có ý nghĩa hơn nhiều là trong một xu hướng giảm. Tôi thích mua khi giá điều chỉnh trong một xu hướng tăng hơn là tìm kiếm mô hình đảo chiều như 2 đáy hay 3 đáy. Đối với vùng kháng cự, nếu xu hướng tăng giá tôi thường dùng nó để bán chốt lời thay vì mở vị thế bán khống.
- Thu hẹp những lệnh dừng khi giá tiến sát vùng kháng cự hỗ trợ
Ý tưởng ở đây là nếu giá đang là một viên đạn nó sẽ vượt qua vùng đó và không chạm vào giá dừng còn nếu nó làm quả bóng tennis nó sẽ bật bệnh lại. Việc thu hẹp lệnh dừng sẽ giúp bạn tiết kiệm được lợi nhuận. Ví dụ bạn đang mua một cổ phiếu và giá đang tăng. Bạn quan sát thấy một vùng kháng cự ở phía trên giá 50 đến 52. Hành động phù hợp của bạn có thể là chốt lời nếu đã đủ kỳ vọng. Hoặc một ý tưởng khác đó là thu hẹp giá dừng lãi. Ví dụ khi giá tiến lên giá 51 và quay lại và 49 thì bạn sẽ chốt lời ngay thay vì chờ nó giảm giá khoảng 10% đến giá 46 như thường lệ.
- Điểm phá vỡ giả
Điểm phá vỡ giả diễn ra tại mức đáy của những vùng hỗ trợ và đỉnh của vùng kháng cự. Đây là một trong những mẫu hình tốt nhất của phân tích kỹ thuật khi giá giảm xuống tiến về những vùng hỗ trợ hãy chuẩn bị mua. Nếu giá giảm xuống dưới vùng hỗ trợ rồi lại hồi lên và đóng cửa trong vùng hỗ trợ. Nó cho thấy bên bán đã kiệt sức một cây nến Hammer tại vùng hỗ trợ này sẽ là cơ hội mua tuyệt vời. Tất nhiên luôn có xác xuất giá sẽ giảm tiếp sau đó đặt lệnh dừng lỗ ngay phía dưới đáy trước đó sẽ bảo vệ bạn. Tương tự những phá vỡ giả ở vùng đỉnh là tín hiệu bán hiệu quả. Giá vượt lên nhưng không tạo đình mới mà quay ngược trở lại vùng kháng cự. Bạn có thể quan sát thêm khối lượng để gia tăng tỷ lệ chiến thắng. Phá vỡ thực thường kèm khối lượng lớn trong khi phá vỡ giả thường có khối lượng thấp.
Khoa học và hiểu thật kỹ những điều cơ bản sau đó đào sâu vào hai đến ba chỉ báo phân tích kỹ thuật mà bạn thấy phù hợp và yêu thích luyện tập và luyện tập đó là cách để bạn tận dụng tốt phân tích kỹ thuật trong giao dịch.
Theo Channel: VN Uptrend