Chỉ báo Ichimoku và ứng dụng trong phân tích kỹ thuật

Khi bạn tìm kiếm điều gì khi quan sát và phân tích đồ thị kỹ thuật cùng với những chỉ báo. Các dữ liệu quá khứ, sự vận động của hiện tại, xu hướng của tương lai để xác định hướng giao dịch. Hay điểm hỗ trợ kháng cự để tham gia xu hướng với rủi ro thấp và lợi nhuận tiềm năng lớn hơn. Tất cả những điều này sẽ được thể hiện trong hệ thống mây Ichimoku tôi sẽ giới thiệu với các bạn trong bài viết này.
Chỉ báo Ichimoku là gì?
Ichimoku một bộ chỉ báo kỹ thuật nổi tiếng được nhà báo Goichi Hosoda người Nhật Bản sáng tạo và phát triển trong vòng hơn 30 năm. Công sức và sự tỉ mẩn của ông đã đem đến cho thế giới một bộ chỉ báo tuyệt vời được sử dụng bởi hàng triệu nhà giao dịch khắp thế giới mỗi ngày. Tên đầy đủ của nó có nghĩa là biểu đồ cân bằng trong chớp mắt. Quả không ngoa khi một người thành thạo mây Ichimoku có thể dễ dàng ra những quyết định mua bán phù hợp với hệ thống của anh ta. Nhưng để đạt được điều đó trước hết chúng ta cần phải tìm hiểu về cấu tạo của hệ thống này. Hệ thống mây Ichimoku có vẻ phức tạp trong một vài trường hợp nhưng thực tế nó sẽ khá đơn giản nếu được bóc tách phù hợp. Hệ thống Ichimoku sẽ bao gồm các đường và mây được vẽ trên ba lớp: lớp hiện tại, lớp quá khứ và lớp tương lai.
Lấy lớp hiện tại là trung tâm với đường giá biểu diễn dưới dạng đồ thị nến, chúng ta sẽ thêm vào các thành phần nhé. Đầu tiên bắt đầu với đường chuyển đổi Kenkasen màu xanh lam mà các bạn đang thấy. Đường chuyển đổi Kenkasen nhìn khá giống đường trung bình chuyển động Moving average. Điểm khác ở đây là đường trung bình chuyển động thường sử dụng giá đóng cửa, còn đường chuyển đổi Kenkasen sử dụng giá trung bình của giá cao nhất và giá thấp nhất làm dữ liệu. Các đường khác cũng được lấy dữ liệu theo kiểu trung bình ngày trừ đường Chiku lớp quá khứ mà tôi sẽ giới thiệu ở phía sau. Đường chuyển đổi là đường bám sát giá nhất. Khi nó được tính với dữ liệu trung bình của 9 ngày trước đó. 9 ngày vào thời kỳ mà tác giả sáng tạo ra hệ thống Ichimoku tương ứng với thời gian 1,5 tuần. Tương tự 26 và 52 đại diện cho thời gian là 1 và 2 tháng. Đường chuyển đổi Kenkasen đóng vai trò hỗ trợ kháng cự trong một thời gian khá ngắn. Ví dụ như khi giá nằm trên đường chuyển đổi Kenkasen này và đường Kenkasen đang dốc lên cho thấy xu hướng trong ngắn hạn là tăng giá bạn nên tập trung mua. Tuy nhiên do tính chất rất ngắn của nó lên đường này thường được kết hợp với những đường khác trong hệ thống.
Kijun Sen hay đường cơ sở màu đỏ cũng được hình thành tương tự như đường tenkan nhưng với thời gian dài hơn là trung bình của 26 ngày trước đó. Đường cơ sở Kijun sen đóng vai trò làm hỗ trợ và kháng cự trung hạn. Khi thị trường có xu hướng, ví dụ uptrend giá sẽ nằm trên đường cơ sở này tức là nằm trên vùng giá trung bình trong khoảng 26 ngày trước đó. Bạn nên thuận theo xu hướng tăng giá. Và ngược lại khi giá nằm dưới đường cơ sở xu hướng giảm giá có vẻ đang rõ ràng hơn. Trong trường hợp giá đi sát hoặc liên tục cắt đường cơ sở, nó sẽ không có tác dụng nhiều trong hỗ trợ phân tích. Hai đường này cùng với đường giá có thể coi là lớp hiện tại của hệ thống mây Ichimoku.
Tiếp theo là lớp tương lai với những đám mây Komu. Đám mây Komu được hình thành từ đường dẫn A. Span A thường được vẽ bởi màu xanh lá cây và đường dẫn B span B thường được vẽ bởi màu đỏ. Đường dẫn span A được hình thành từ hai đường chuyển đổi là Tenkan và Kijun ở phía trên. Còn đường dẫn B được hình thành bởi trung bình cao thấp 52 ngày. Thế nhưng điểm đặc biệt của chúng là không được vẽ tại thời điểm hiện tại mà được đẩy lên phía trước 26 ngày trở thành lớp tương lai. Đám mây Komu hình thành sẽ có màu xanh khi đường với chu kỳ ngắn hơn là đường dẫn span A màu xanh nằm trên đường chu kỳ dài hơn là đường span B. Điều này cũng có nghĩa xu hướng tăng giá uptrend đã được hỗ trợ và củng cố. Bởi vì đám mây được đẩy về hướng tương lai nên nó cũng cung cấp những vùng hỗ trợ và kháng cự. Mây càng dày thì hỗ trợ kháng cự càng đáng tin cậy. Giá nằm trên hoặc dưới đám mây càng lâu càng cho thấy xu hướng mạnh. Còn khi giá xuyên vào mây cho thấy sự lưỡng lượng và bạn không nên giao dịch tại những thời điểm đó.
Lớp quá khứ đơn giản hơn nhiều. Lấy giá đóng cửa và đẩy về phía trước đó 26 phiên ta sẽ có đường trễ Chikou Span. Bạn có thể hiển thị đường giá là đường đóng cửa thay vì đồ thị nến và bạn sẽ thấy hai đường này giống hệt nhau chỉ là được vẽ ở những thời điểm khác nhau. Đường Chikou Span cho chúng ta góc nhìn về hướng ngược lại và cũng cung cấp những tín hiệu giao dịch sẽ được chia sẻ trong phần tiếp theo đây.
Ứng dụng Mây Ichimoku trong phân tích kỹ thuật
Khi đã bóc tách và phân lớp tìm hiểu về hệ thống Ichimoku chúng ta sẽ đến phần quan trọng hơn – tín hiệu từ hệ thống Ichimoku. Khi thị trường đi ngang các đường của hệ thống Ichimoku nằm ngang và để giá dao động quanh chúng. Hiện tại và tương lai có thể lẫn lộn những đám mây mỏng và đổi màu liên tục khi giao dịch trong đoạn thị trường sidewave luôn là thách thức dù là bất kỳ hệ thống nào. Đôi khi những đường trong hệ thống cắt nhau, nó sẽ tạo ra những tín hiệu giao dịch. Tôi sẽ giới thiệu với các bạn một vài tín hiệu giao dịch hiệu quả sau đây.
- Đường chuyển đổi Tenkan cắt đường cơ sở Kijun
Khi đường tín hiệu ngắn cắt lên trên đường tín hiệu dài nó sẽ cho tín hiệu mua. Ngược lại nếu nó cắt xuống phía dưới đường tín hiệu dài nó sẽ cho tín hiệu bán. Tuy nhiên trong hệ thống Ichimoku này mọi giao cắt không có ý nghĩa như nhau bởi sự hỗ trợ của mây Moku. Khi giao cắt thực hiện trong một xu hướng chung là tăng giá – uptrend, giá đã nằm trên một đám mây màu xanh ta có tín hiệu mua rõ và mạnh hơn. Nhưng nếu giao cắt xảy ra với đám mây màu đỏ phía trên. Đây có thể chỉ là một nhịp hồi trong một downtrend. Tín hiệu mua được ghi nhận ở mức độ yếu. Tín hiệu bán cũng ghi nhận tương tự cùng với sự hỗ trợ của mây Moku. Bạn cũng có thể sử dụng đường trễ Chiku để làm nền tảng thay vì mây Moku. Đường Chiku đơn giản là giá hiện tại được đẩy lùi về quá khứ 26 ngày. Vì thế nếu đường Chiku đang nằm trên đường giá tại cùng một thời điểm nó cho thấy xu hướng đã mạnh hơn trước đó. Những lệnh mua nên được ưu tiên và ngược lại. Nếu Chiku đang nằm phía dưới đường giá thì cho thấy giá đang suy yếu đi khi đó những tín hiệu mua sẽ không được đánh giá cao.
Ý tưởng chung khi sử dụng mây hoặc đường Chiku làm nền tảng ở đây là những tín hiệu mua khi thị trường chung đang là uptrend sẽ đáng tin cậy hơn. Và tín hiệu bán khi thị trường chung đang là downtrend cũng sẽ mạnh hơn. Sau khi đã mở những vị thế bạn có thể sử dụng chính những đường Tenkan hoặc đường cơ sở Kijun để làm hỗ trợ hoặc kháng cự như trong phần đầu của bài viết.
- Sự thay đổi của mây
Khi mây đen kéo đến cũng là lúc trời chuẩn bị có mưa. Tương tự khi mây chuyển từ màu xanh sang màu đỏ tín hiệu bán sẽ xuất hiện. Đặc biệt tín hiệu này sẽ đáng tin cậy hơn khi giá đang nằm ở phía dưới mây và ngược lại. Khi giá đang nằm trên trên mây và những cụm mây Moku chuyển từ màu đỏ sang màu xanh thì tín hiệu mua tương đối tin cậy hơn là trường hợp mây có chuyển màu xanh nhưng giá vẫn ở phía dưới.
Một tín hiệu nữa cũng liên quan đến mây moku là khi giá cắt qua đám mây. Khi giá cắt lên đám mây và xuyên qua nó, nó sẽ cho tín hiệu tăng giá vào bạn có thể mở mua sau khi giá cắt xuống dưới Moku sẽ cho tín hiệu giảm giá và bạn có thể bán. Điều này là do những đám mây thường đóng vai trò là những vùng hỗ trợ và kháng cự. Khi giá xuyên qua những vùng này thì xu hướng có thể đảo chiều, mây càng dày thì càng khó xuyên tức là vùng kháng cự hỗ trợ ngày càng lớn. Tuy nhiên nếu giá có thể đột phá qua những vùng mây này nó có thể xuất hiện xu hướng mạnh theo sau đó.
Ichimoku là một hệ thống đầy đủ và có thể hoạt động độc lập mà không cần thêm những chỉ báo khác. Tuy nhiên sử dụng ichimoku cũng cần có những lưu ý. Sau đây là những lưu ý của tôi khi ứng dụng hệ thống này vào giao dịch.
- Như chia sẻ thị trường tài chính Nhật Bản khi phát triển hệ thống Ichimoku giao dịch cả vào ngày thứ bảy vì thế nên tác giả chọn những bộ số 9, 26, 52 cho những đường thành phần. Nhiều giao dịch có đề nghị những bộ số khác mang tính chất đại diện hơn cho thị trường tài chính hiện nay như 7, 22, 44. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của tôi điều này là không cần thiết bởi những bộ số mặc định vẫn hoạt động tốt cho nhiều thị trường, nhiều khung thời gian cho tới tận ngày nay.
- Ichimoku bao gồm nhiều đường thành phần và những vùng giao cắt tạo mây khi nhìn vào biểu đồ bạn có thể thấy khá phức tạp và rối. Đặc biệt nếu bạn còn kết hợp thêm với các chỉ báo khác thì nhìn lại càng hỗn loạn. Để tránh điều này bạn có thể ẩn đi những đường không sử dụng. Chẳng hạn chỉ hiện mây và đường cơ sở tập trung vào đường cho bạn nhiều thông tin nhất và giảm tải các chỉ báo không cần thiết giúp bạn có cái nhìn khách quan và sáng suốt hơn đó. Ichimoku sẽ cực hữu ích và hiệu quả trong những xu hướng lớn của thị trường nhưng khi thị trường đi ngang nó sẽ không phát huy được tác dụng thậm chí còn làm rối nhà đầu tư. Mà đoạn thị trường Sideway luôn là một phần của cuộc chơi đừng kỳ vọng vào một hệ thống quá bá đạo giúp bạn luôn luôn chiến thắng. Hãy chuẩn bị cho những ngày mưa bão miễn sao bạn có thể tồn tại cho đến những ngày nắng đẹp.
Trên đây tôi đã giới thiệu và hướng dẫn các bạn về hệ thống mây Ichimoku theo cách đơn giản và dễ hiểu. Bạn có thể từ từ thưởng thức hệ thống hoặc thử chèn nó vào đồ thị cổ phiếu của bạn ngay bây giờ. Hãy cho chúng tôi biết nếu bạn phát hiện được điều gì đó thú vị nhé.
Theo Channel: VN Uptrend