Chỉ báo Bollinger bands là gì? Hướng dẫn sử dụng Bollinger bands

Bollinger bands là gì?
Bollinger bands – chỉ báo phân tích kỹ thuật phổ biến đơn giản và hiệu quả được mặc định trong nhiều đồ thị phân tích kỹ thuật. Sẽ thật thiếu sót nếu không nhắc đến chỉ báo Kỹ thuật này trong các bài viết về phân tích kỹ thuật. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cách hình thành ứng dụng và lưu ý khi sử dụng Bollinger bands nhé.
Bollinger bands hay giải Bollinger được sáng tạo bởi John Bollinger vào những năm 1980. Huyền thoại sống này vẫn đang đầu tư và giao dịch. Ông có cả hai tấm bằng danh giá về phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật là CFA và CMT khi chưa đến 30 tuổi. Ông thích chơi trò Sudoku và thi thoảng vẫn phím kèo Bitcoin và chia sẻ giao dịch kinh nghiệm trên trang cá nhân Twitter của mình. Các bạn có thể theo dõi ông theo link: https://twitter.com/bbands
Cấu tạo của bollinger bands
Giải Bollinger được hình thành với một phần ở giữa là đường trung bình động Moving average. Chu kỳ mặc định là 20 ngày từ đó mở rộng lên trên và xuống dưới với sự cộng thêm hoặc trừ đi 2 lần độ lệch chuẩn.
Bạn có thể thay đổi chu kỳ mặc định 20 ngày thành 15 ngày hoặc số lần độ lệch chuẩn cho phù hợp với thị trường và phong cách giao dịch của mình. Tuy nhiên nếu chưa rõ về thị trường mà mình đang tham gia Tôi khuyên các bạn nên để các chỉ báo ở giá trị mặc định.
Sự vận động của bollinger bands
Bollinger bands cung cấp một cái nhìn tương đối về cao thấp của giá đặc biệt trong những giai đoạn thị trường sidewave. Giá chạm mức band trên được coi là tương đối cao, chạm band dưới được coi là tương đối thấp. Sự thay đổi của bollinger bands không như những chỉ báo khác là tăng hay giảm mà thường được chú ý bởi sự bó hẹp và mở rộng.
Bó hẹp là khi hai đường biên của bollinger bands tiến lại gần đường trung bình động ở giữa. Khoảng cách giữa các
đường thu hẹp lại. Đây là một khái niệm quan trọng của bollinger bands. Khi bollinger bands bó hẹp nó cho thấy thị trường hoặc cổ phiếu đang trong giai đoạn biến động thấp. Nhiều nhà giao dịch tin rằng tiếp sau đó sẽ đến giai đoạn giá biến động mạnh và xuất hiện tín hiệu giao dịch và ngược lại khi bollinger bands ngày càng mở rộng ra khả năng giá di chuyển chậm lại sẽ lớn dần lên và có thể đóng các lệnh giao dịch.
Hầu hết thời gian giá chuyển động trong bollinger bands, vì thế khi giá đột phá ra ngoài bollinger bands nó luôn là một sự kiện đáng chú ý vào bạn nên dành sự chú ý cho nó. Tuy vậy nó không phải là một tín hiệu giao dịch cũng giống như sự mở rộng và thu hẹp mà chúng tôi mô tả ở phía trên bạn có thể cần thêm các yếu tố khác để đánh giá và cho một tín hiệu giao dịch phù hợp. Chúng tôi sẽ giới thiệu ở ngay phần sau đây
Hướng dẫn sử dụng Bollinger Bands
Bollinger Bands có thể được sử dụng làm những hỗ trợ và kháng cự tiềm năng. Điều này do gần như 90 phần trăm thời gian giá nằm trong biên này vì lý tưởng khi giá đang đi ngang cho 1 khung giá sidewave nhưng cũng có thể áp dụng trong xu hướng.
Khi giá đi ngang trong khung giá mở mua ngày khi giá giảm và chạm vào band dưới. Tín hiệu tốt hơn nếu bạn tìm được một khu vực mà hai biên của bollinger bands đi ngang hoặc trùng với những vùng hỗ trợ kháng cự. Tuy nhiên do giá di chuyển trong khung nên phần thưởng lợi nhuận thường không lớn. Ngoài ra khi bạn phát hiện ra giá đang trong một khung nó có thể chuẩn bị cho một xu hướng tăng hoặc giảm ngay sau đó.
Ngược lại nếu bạn giao dịch trong những đoạn có xu hướng việc mua bán sẽ cho lợi nhuận tốt hơn. Trong một xu hướng giá tăng mạnh, giá thường bám sát biên trên và bạn ít khi có cơ hội để bạn mở mua tại biên dưới. Nhưng khi cổ phiếu điều chỉnh mạnh do chốt lời từ sự gia tăng giá trước đó bạn sẽ tìm được những điểm mua hợp lý. Đầu tiên phải xác định những uptrend theo nguyên tắc đỉnh đáy. Đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, đáy sau cao hơn đáy trước hoặc bằng sự dốc lên của đường trung bình. Mở mua khi giá chạm vào đáy dưới của bollinger bands miễn sao nó chưa thủng đáy trước đó.
Nếu nó ở gần hoặc ngang với đáy hỗ trợ trước đó bạn sẽ có một tín hiệu mua tốt hơn. Điều ngược lại xảy ra với xu hướng giảm và có thể bán khống khi giá phục hồi và chạm vào vùng band trên.
Mô hình cổ chai với bollinger bands
Đây là mẫu hình tương đối hiệu quả và dễ ứng dụng khi sử dụng bollinger band. Bạn tìm kiếm những giai đoạn mà cổ phiếu thu hẹp vùng biến động. Nó có thể đi ngang trong một thời gian. Điều này sẽ dẫn đến Bollinger bands sẽ thu hẹp lại giống như phần cổ chai .Sau đó giá có thể xuất hiện tín hiệu break out khỏi vùng đi ngang này.
Điều này cho thấy sự lựa chọn của phần đông nhà đầu tư sau một thời gian suy nghĩ. Không giống như các nguồn khác, khối lượng là yếu tố cần lưu ý khi giao dịch với tín hiệu với break out. Khối lượng cần phải tăng ít nhất hơn 30% so với trung bình vùng cổ chai.
Để gia tăng tính hiệu quả của mô hình bạn có thể kẻ thêm những vùng kháng cự cùng hỗ trợ của vùng đi ngang và chắc chắn giá đã vượt lên trên những đường này. Mở mua ngay hoặc khi giá điều chỉnh lại một chút và đi theo xu hướng sau đó bạn có thể có những khoản lợi nhuận rất tốt.
Có nhiều cách để sử dụng bollinger bands nhưng nó thường không phải là một hệ thống giao dịch độc lập. Nó là một chỉ báo được thiết kế để cung cấp cho các nhà giao dịch thông tin liên quan đến sự biến động của giá. Tác giả đề xuất sử dụng chúng với hai hoặc ba chỉ báo không tương quan khác để cung cấp nhiều tín hiệu giao dịch hiệu quả hơn. Một số chỉ báo kỹ thuật ưa thích của ông là khối lượng, MACD và RSI.
Xem thêm: Sóng Elliott là gì? Hướng dẫn sử dụng sóng Elliott để đầu tư chứng khoán
Theo Chanel: VN Uptrend